Oi tu rat nhieu nam roi ta khong con cai kieu viet day khi' the the' nay` nua nhi?? Khong hieu ngay day' buc xuc' cai gi` the' k biet??
"1. Tớ chỉ muốn nêu ra cái ức chế khi về VN gặp một số đồng chí đi Tây tàu ở VN là các đồng chí ấy về đấy nói chuyện cứ như ta làm bố thiên hạ, giống kiểu ối cả làng có mỗi mình mình đi Tây. Tớ cứ trộm nghĩ sao lúc ở US không tự cao mà cứ phải đợi về VN mới ra vẻ ta đây từ nước ngoài về:D.
Co’ câu truyện là tụi học sinh trường Yale có để một câu dưới bức tranh của bác Bush là "Không phải ai học trường này ra cũng đều thông minh cả". The nen không phải ai đi US về cũng giỏi, và không phải đứa nào ở VN cũng ngu và kém đứa đi US:D.
2. cái thứ 2 này chả liên quan gì đến cái số 1 và chả liên quan gì đến cái topic luôn
Đấy là về chuyện học hành của tớ. he he. Nói chung không mấy người ủng hộ cả vì mọi người lo cho tương lai của tớ (toàn bạn tốt mà). Thế là tớ nảy sinh câu hỏi là thế tớ không học cao thì dễ lấy chồng vừa ý hơn ah? Mà tại sao học cao lại khó lấy chồng? Tại sao giai lại sợ gái học cao?
Tớ có trộm nghĩ thế này giai sợ gái học cao vì giai sợ gái sẽ thống trị mình và cảm giác bị kém cỏi trước mặt gái. Từ điều này tớ lại ló ra 2 điều là giai mà cứ nơm nớp lo sợ gái của mình hơn mình là giai hèn còn gái mà cứ làm cho giai cảm giác là giai bị gái khinh thì gái đấy là gái ngu:D.
3. Cái 3 này cũng chả liên quan gì đến cái 1 nhưng dính đến cái thứ 2 một tí vì nó cũng về chủ đề học:D. Tớ lướt qua blog của một số đồng chí bạn đang học PhD và thấy có một tư tưởng về chuyện học PhD mà tớ rất "ngưỡng mộ" đấy là học để bố mẹ vui và học để bố mẹ tự hào. Thật ra ngày mới sang US tớ cũng có cái suy nghĩ đấy nhưng với Master còn chấp nhận được chứ đánh đổi cái 4-5 cuộc đời chôn vùi đời mình vì cái suy nghĩ đấy thì tớ thấy cũng "dốt" nốt:D. Nếu thích có nhiều cách để làm bố mẹ tự hào hơn là chôn vùi cuộc đời trong những năm dài "đen tối" ấy. tớ chỉ có suy nghĩ "liệu bố mẹ có thấy vui và tự hào nếu bố mẹ thực sự biết con mình đang chịu đựng để sống vì cái danh hão đấy vì bố mẹ không".
Nói chung tớ thấy vấn đề không phải chuyện học cao học giỏi mới làm bố mẹ hạnh phúc và tự hào mà cái quan trọng là cách thuyết phục bố mẹ để bố mẹ thấy sự lựa chọn của mình là đúng và chỉ ra con đường mình đi dù ngược với ý chỉ của đấng phu thân nhưng sẽ là con đường mà mình cảm thấy hài lòng (không dám dùng từ hạnh phúc vì ai biết đâu là hạnh phúc hay khổ đau). Nghe hơi lý thuyết và không phải lúc nào cũng làm được nhưng đấy là cái cách mà tớ hay làm
4. Định viết tiếp về chuyện extreme trong PhD nhưng chả biết bắt đầu từ đâu nên không viết nữa. Chỉ biết nếu nghĩ đến dân PhD thì trong đầu tớ chỉ hiện hiện 2 người, một già và một trẻ. Đấy là những người sống với khoa học bằng niềm đam mê, niềm đam mê mà cảm giác không bao giờ cạn tắt, những người không cần phải sự dụng bất kỳ một lực nào kể cả tư tưởng extreme để thúc đẩy bản thân họ. Niềm đam mê đã mang lại cho họ tất cả. Người già là một trong ít ỏi người đứng đầu trong lĩnh vực của người ở VN còn người trẻ là người năm 2006 vừa được hội nghị HIV toaanf cầu công nhận là 1 trong 10 nhà khoa học trẻ đầy tiềm năng và sáng tạo trên thế giới. Cả 2 người đều là những người biết lắng nghe người khác, luôn làm cho bất kỳ ai nói chuyện với họ cảm thấy thật gần gũi với họ và được tôn trọng. Cả 2 người đều là những người không ngại ngùng bất kỳ một công việc gia đình nào, từ rửa bát, lau nhà, dọn của.
Người già ngày xưa chẳng quản chăm sóc mẹ già ốm đau, chẳng quản lăn vào bếp chuẩn bị thức ăn và bón từng miếng cháo cho mẹ già. Người già luôn làm cho người khác khâm phục mình bằng sự bao dung. Và người già là người đã bên cái đứa đang ngồi viết entry này từ lúc nó nằm trong bụng mẹ. Và cái đứa này hay cãi người già làm ngược lại với ý kiến của người già nhưng người già luôn hiểu và cuối cùng luôn ủng hộ cho con đường cái đứa này đi vì người già biết con đường đấy sẽ mang lại hạnh phúc cho nó (nếu không biết thì cái đứa viết entry này lại phải dùng hết khả năng để diễn giải và thuyết phục vì đấy là người mà cả đời này nó không cho phép làm bất kỳ điều gì để nó hối tiếc). Những giây phút mà nó thấy cô đơn tột cùng ở trời Tây thì nghĩ lại so 4 năm người già ở châu ÂU thời xưa nó vẫn may mắn và hạnh phúc hơn nhiều. Dù nó có cô đơn nó vẫn có internet, có điện thoại gọi về bất kỳ khi nào nó muốn. Còn trong 4 năm thời xưa của người già, nỗi nhớ chỉ có thể trôn chặt trong lòng hoặc thỉnh thoảng được bùng phát qua các lá thư tay.
Còn người trẻ là người đang dẫn dắt sự nghiệp nghiên cứu của nó, người nó đang làm cộng tác, và cũng là người mà lần đầu tiên bước chân vào cuộc đời public health nó được làm việc cùng. Đầy cũng là người mà luôn làm nó phủ phục trước sự uyên bác của anh. Nếu nó theo sự nghiệp nghiên cứu và ở lại VN làm thì đấy là người duy nhất nó muốn làm cùng. Được biết là người trẻ ấy dù trăm công nghìn việc nhưng tối nào anh cũng dành ít nhất 1h để đi dạo cùng vợ con ở khu Lăng Bác. Chẳng hiểu những người mà ít việc hơn có làm được thế này không:D"